CÁC CHUYÊN MỤC

Grid List

Ngày 12/11/2024, sinh viên các khóa 60, 61, 62 Kế toán - Kiểm toán của Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở Quảng Ninh đã có cơ hội tham quan thực tế tại Công ty TNHH Việt Đức, tọa lạc tại Km 20 – Quốc lộ 5 – Trưng Trắc - Văn Lâm - Hưng Yên. Công ty TNHH Việt Đức đơn vị đi đầu trong cung cấp các sản phẩm bê tông tươi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.

Trong khuôn khổ Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm thuộc Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Ngày 25/10/2024, Cục Sở hữu trí tuệ phối hợp với Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở Quảng Ninh, Viện Nghiên cứu sáng tạo – Trường Đại học Ngoại thương tổ chức lớp tập huấn “Xây dựng và Bảo vệ nhãn hiệu tại Việt Nam và một số thị trường xuất khẩu trọng điểm” với mục tiêu tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ, đặc biệt vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ở trong nước và nước ngoài cho các doanh nghiệp có nhu cầu và tiềm năng tham gia Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam.

Tham dự chương trình tập huấn về phía khách mời có sự hiện diện của Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn – Cục Sở hữu trí tuệ, Ông Tạ Mạnh Cường – Trưởng phòng Phòng Phát triển năng lực - Cục xúc tiến thương mại, thành viên Ban thư ký chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam; PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia về thương hiệu và Ông Lê Quang Ngọc – Phó chủ tịch liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh. Về phía Trường Đại học Ngoại thương có sự tham dự của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hà – Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, ThS Nguyễn Quốc Tuân – Phó Giám đốc Cơ sở  Quảng Ninh; Học viên tham gia lớp tập huấn có hơn 60 đại biểu đến từ các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát biểu khai mạc, Bà Nguyễn Thị Hoàng Hạnh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, Đào tạo và Hỗ trợ, Tư vấn – Cục Sở hữu trí tuệ nêu rõ, trong bối cảnh hội nhập giữa các quốc gia, sự hội nhập quốc tế về khoa học - kỹ thuật - công nghệ ngày càng phát triển, kéo theo những hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nói riêng và quyền tác giả nói chung ngày càng có xu hướng gia tăng. Thực trạng này tại Việt Nam diễn ra khá phổ biến và rộng rãi bởi tốc độ của công nghệ thông tin trên internet với độ phủ sóng lớn làm cho những hành vi xâm phạm quyền tác giả ngày càng trở nên phức tạp. Theo chia sẻ của bà, một trong những nguyên nhân của tình trạng này là do công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả, quyền liên quan nói riêng còn chưa sâu rộng, chưa kịp thời, không thường xuyên; việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập. Vì thế, bà mong muốn chương trình tập huấn giúp nâng cao kiến thức hiểu biết về sở hữu trí tuệ và xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung

Tiếp theo, phát biểu chào mừng lớp tập huấn, ThS Nguyễn Quốc Tuân – Phó Giám đốc Cơ sở Quảng Ninh đã giới thiệu về Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ sự quan trọng của các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ; định vị và xây dựng thương hiệu trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Thầy gửi lời chúc buổi tập huấn diễn ra một cách thành công và hiệu quả. 

Tại buổi tập huấn, các đại biểu được nghe Ông Tạ Mạnh Cường – Trưởng phòng Phòng Phát triển năng lực Cục xúc tiến thương mại, thành viên Ban thư ký chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và PGS, TS Nguyễn Quốc Thịnh, chuyên gia về thương hiệu là chia sẻ về các chuyên đề tổng quan về Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam và các hoạt động xúc tiến thương mại, phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Đối với các kiến thức liên quan đến Bảo hộ nhãn hiệu trong và ngoài nước có sự tham gia giảng dạy của bà Bà Trịnh Thu Hải - Cục Sở hữu trí tuệ. Tiếp theo, PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh – chuyên gia phát triển thương hiệu chia sẻ về Xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua đó, ông muốn các doanh nghiệp chú trọng đến sở hữu trí tuệ là ngay khi mới nhen nhóm ý tưởng kinh doanh, khi bắt đầu kinh doanh và hợp tác đầu tư.

Thông qua buổi tập huấn, các doanh nghiệp, các nhà khoa học không chuyên đã nắm bắt được cơ bản kiến thức về sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng nhằm hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các tài sản trí tuệ của doanh nghiệp và cá nhân mình.

Một số hình ảnh tại buổi tập huấn

Cơ sở Quảng Ninh tự hào thông báo:

Nhóm sinh viên với dự án GALAXY BIOTECH của FTU Hà Nội và FTU Cơ sở Quảng Ninh đã xuất sắc đạt giải Quán quân CUỘC THI TOÀN CẦU VỀ SÁNG TẠO KINH DOANH XÃ HỘI SOCIAL BUSINESS CREATION - SBC2024

Các thành viên đội thi bao gồm: Đỗ Diễm Châu - CEO Galaxy Biotech; Đỗ Tuấn Anh - K61 - KDQT (Leader), Phạm Minh Hà - Sinh sống và làm việc tại Montreal Canada, Nguyễn Nhật Anh - K60 KDQT - CSQN; Phạm Thu Hoài - K60 KDQT - CSQN; Ấu Khánh Linh - K60 KDQT - CSQN; Trương Thị Phương Uyên - K60 KDQT - CSQN; Nguyễn Mai Nhung - K62 – KDQT ;Somboun Lianesakoun - K62 – KDQT với sự đồng hành của 03 cố vấn là thầy Lý Nguyên Ngọc - Giảng viên trường Đại học Ngoại thương, cô Trần Nguyên Chất - Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương và thầy Trần Xuân Lĩnh - Giảng viên Đại học Greenwich Việt Nam

Galaxy Biotech là công ty sản xuất bao bì sinh học nhằm mang đến cho khách hàng một giải pháp đóng gói nông sản thân thiện với môi trường. Sản phẩm “Túi biết thở”, là tâm huyết của nhóm chuyên gia đam mê đổi mới và bảo vệ môi trường, là sự kết tinh hoàn hảo giữa công nghệ sinh học và nguồn nguyên liệu bản địa phong phú tại Việt Nam. Bio-bags - Túi biết thở ra đời vì sự thấu hiểu nỗi lo của người nông dân trong việc đảm bảo chất lượng trong nông sản đặc biệt ở khâu bảo quản sản phẩm trước và sau thu hoạch, Galaxy Biotech tự tin mang đến một giải pháp an toàn, bền vững, tiết kiệm và đột phá trong đóng gói nông sản nhằm thay thế cho túi nilon truyền thống. Một giải pháp biobag hiệu quả và tiết kiệm, cùng chung khát vọng và sứ mệnh vì một nền nông nghiệp xanh hơn, sạch hơn, bền vững hơn. Sản phẩm này sử dụng tinh bột sắn công nghiệp làm nguyên liệu chính, kết hợp với công nghệ nano để tạo ra các lỗ siêu nhỏ trên bề mặt túi, để khí ethylene và nhiệt thoát được ra ngoài, đồng thời ngăn chặn oxy từ môi trường xâm nhập vào, giúp rau quả, thịt cá, thực phẩm được bảo quản tốt hơn khỏi các loại virus và vi khuẩn.

Chúc các em tiếp tục phát huy tính sáng tạo, trí tuệ và tài năng để tiếp tục vững vàng trên chặng đường phát triển sau này

Sáng tạo kinh doanh xã hội (Social Business Creation) là nền tảng đào tạo sáng tạo kinh doanh dưới hình thức một cuộc thi toàn cầu do Trường Kinh doanh HEC Montréal (Canada) và GS Muhammad Yunus – người đoạt giải Nobel Hòa bình 2006 khởi xướng, tổ chức và bảo trợ về chuyên môn, nhằm hướng đến thực hiện 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hiệp Quốc. Hiện nay, SBC có 8 Hub đại diện tại nhiều quốc gia trên thế giới như Canada, Mexico, Đức, Argentina, Ấn Độ, Bangladesh, Việt Nam và Bolivia và đã thu hút sự tham gia của 159 trường đại học từ 28 quốc gia trên toàn cầu. Từ năm 2018, Trường ĐH Ngoại Thương là đơn vị quản lý SBC Hub tại Việt Nam.

CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 64 NĂM NGÀY TRUYỀN THỐNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG! FTU’s Day (15/10/1960 - 15/10/2024)

Trong ngày 28/08/2024, tại Cơ sở Quảng Ninh - Trường đại học Ngoại thương đã tổ chức đón tiếp tân sinh viên từ khắp mọi miền đất nước về làm thủ tục nhập học.

Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở Quảng Ninh thông báo về thủ tục nhập học chính thức đối với thí sinh trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo các phương thức xét tuyển như sau:

CÁC CHUYÊN MỤC

Grid List

Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở Quảng Ninh thông báo về kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ Đợt 1 năm 2024 của Nhà trường.

  1. Ngành tuyển sinh

TT

Ngành/Chương trình

Mã ngành

Phương thức  tuyển sinh

Định hướng CTĐT

Ngôn ngữ đào tạo

Thời gian

đào tạo

1

Quản lý kinh tế

8310110

 

- Xét tuyển thẳng

- Xét tuyển theo hình thức phỏng vấn

Ứng dụng

Tiếng Việt

18 tháng

2

Luật Kinh tế

8380107

3

Tài chính -  Ngân hàng

8340201

  1. Hình thức đào tạo: Chính quy (học vào các buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 và ngày thứ 7)
  2. Thời gian nhận hồ sơ, làm thủ tục dự tuyển, xét tuyển theo hình thức phỏng vấn và công bố kết quả:

    * Thời gian nhận hồ sơ từ ngày thông báo đến hết ngày 10/5/2024. Thí sinh tải phiếu đăng ký dự tuyển trên trang thông tin điện tử: http://csquangninh.ftu.edu.vn hoặc fanpage của Cơ sở Quảng Ninh https://www.facebook.com/csquangninh. Đối với minh chứng về văn bản công nhận văn bằng của Cục quản lý chất lượng, người dự tuyển nộp chậm nhất 07 ngày trước ngày dự tuyển.

    * Thời gian học bổ sung kiến thức (dự kiến): Tháng 3,4/2024.

    * Thời gian làm thủ tục dự tuyển (dự kiến): ngày 31 tháng 05 năm 2024

    * Thời gian xét tuyển theo hình thức phỏng vấn (dự kiến): 07h30 thứ Bảy, ngày 01 tháng 06 năm 2024.

    * Thời gian công bố kết quả (dự kiến): Tháng 06 năm 2024.

  3. Địa điểm nhận hồ sơ

    Ban QLĐT&CTSV Trường Đại học Ngoại thương Cơ sở Quảng Ninh

    Địa chỉ: số 260 Bạch Đằng, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh

  4. LIÊN HỆ

    Trường Đại học Ngoại thương – Cơ sở Quảng Ninh, 260 Bạch Đằng, Phường Nam Khê, TP. Uông Bí, Tỉnh Quảng Ninh.

    Tổng đài: 0203.356.7089 số máy lẻ 01 (Ban QLĐT&CTSV)

    Hotline: 0915809103 (cô Thoa); 0936198858 (cô Ly) 0367641503 (cô Phương); 0832341999 (Thầy Dũng); 0982051369 (cô Dương); 0889671439 (thầy Cường).

Chi tiết xem tại đây

Mẫu hồ sơ dự tuyển

Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở Quảng Ninh thông báo về kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ Đợt 1 năm 2023 của Nhà Trường.

Căn cứ thông báo số 279/TB-ĐHNT ngày 25-4-2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương về việc tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ năm 2022;

Căn cứ kế hoạch tuyển sinh đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ đợt 2 năm 2022 của Trường Đại học Ngoại thương;

Cơ sở Quảng Ninh - Trường Đại học Ngoại thương thông báo V/v kế hoạch tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2022

  1. Mục đích

            Kết quả Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào là căn cứ để sinh viên Khóa 63 đăng ký học theo Lộ trình 2 chương trình Tiếng Anh dành cho sinh viên thuộc các chương trình tiêu chuẩn;

  1. Đối tượng dự thi

            Tất cả sinh viên trúng tuyển đại học chính quy của CSQN năm 2024 theo phương thức 1, 4 chưa có chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 6.0 trở lên, hoặc TOEFL iBT từ 70 trở lên và các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương khác (yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên trúng tuyển theo các phương thức này).

            Khuyến khích tất cả sinh viên dự thi, kể cả sinh viên đã có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế.

  1. Quyền và nghĩa vụ của sinh viên đăng ký tham dự thi

            Sinh viên đạt mức điểm từ 65/100 trở lên trong bài thi đánh giá năng lực Tiếng Anh đầu vào hoặc có các Chứng chỉ quốc tế tương ứng (theo Bảng 1 dưới đây) sẽ đủ điều kiện để đăng ký theo học Lộ trình 2 các học phần Tiếng Anh.

            Sinh viên đang theo học các CTĐT tiêu chuẩn có nguyện vọng học Lộ trình 2 chú ý theo dõi các thông báo cụ thể tiếp theo về cách thức đăng ký với Ban QLĐT (Cơ sở Quảng Ninh).

            Những sinh viên đạt mức điểm dưới 65/100 hoặc những sinh viên đủ điều kiện học Lộ trình 2 nhưng không đăng ký học theo Lộ trình 2 sẽ được bố trí học các học phần tiếng Anh theo Lộ trình 1 các học phần Tiếng Anh.

Bảng 1: Bảng tham chiếu so sánh thang điểm Bài thi năng lực Tiếng Anh đầu vào và các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế

Placement Test

TOEIC

IELTS

APTIS

CEFR

VSTEP

TOEFL iBT

TOEIC Reading & Listening

TOEIC Writing & Speaking

65

600

250

6.0

B1

B1

Bậc 4

70

 

  1. Nội dung thi

            - Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào (Placement Test) được thiết kế dựa trên định dạng bài thi đánh giá năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 đến 5 theo Khung năng lực ngoại ngữ  6 bậc của Việt Nam.

- Hình thức thi: trắc nghiệm trên máy tính.

- Thời lượng: 105 phút.

- Kết cấu của bài thi: 2 phần (Xem chi tiết tại Bảng 2):

+ Phần Nghe bao gồm 40 câu, thời gian làm bài khoảng 35 phút.

+ Phần Đọc – Viết bao gồm 60 câu, thời gian là 70 phút.

- Tổng điểm bài thi là 100 điểm, trong đó:

+ Điểm Nghe hiểu tối đa là 40 điểm.

+ Điểm Đọc – Viết tối đa là 60 điểm.

Bảng 2: Định dạng Bài thi đánh giá năng lực tiếng Anh đầu vào – Placement Test

Bài thi

Thời gian

Số câu hỏi

Dạng câu hỏi/ nhiệm vụ bài thi

Mục đích

Nghe

35 phút

3 phần, 40 câu hỏi đa lựa chọn (MCQ)

Thí sinh nghe các đoạn trao đổi ngắn, hướng dẫn, thông báo, các đoạn hội thoại và các bài nói chuyện, bài giảng, sau đó trả lời câu hỏi đa lựa chọn (MCQ) đã đưa sẵn trong bài thi.

- Kiểm tra các tiểu kỹ năng nghe khác nhau, có độ khó từ bậc 2 đến bậc 5: nghe thông tin chi tiết, nghe hiểu thông tin chính, nghe hiểu ý kiến, mục đích của người nói và suy ra từ thông tin trong bài.

Đọc – Viết

70 phút

4 bài, 60 câu hỏi đa lựa chọn (MCQ)

- Bài 1: 10 câu, thí sinh chọn một đáp án đúng trong số các lựa chọn cho sẵn để hoàn thành câu.

- Bài 2: 10 câu, thí sinh chọn một đáp án đúng trong số các lựa chọn cho sẵn để hoàn thành một bài đọc ngắn.

- Bài 3: 20 câu, thí sinh đọc 4 văn bản về các vấn đề khác nhau, độ khó của văn bản tương đương bậc 2 đến bậc 5 với tổng số từ dao động từ 1650-1800 từ. Thí sinh chọn câu trả lời đúng sau mỗi bài đọc.

- Bài 4: 20 câu, thí sinh chọn một câu trong số các lựa chọn đồng nghĩa với một câu cho sẵn

- Kiểm tra về từ vựng, ngữ pháp của sinh viên.

- Kiểm tra các kỹ năng đọc khác nhau, có độ khó từ bậc 2 đến bậc 5: đọc hiểu thông tin chi tiết, đọc hiểu ý chính, đọc hiểu ý kiến, thái độ của tác giả, suy ra từ thông tin trong bài và đoán nghĩa của từ trong văn cảnh.

Tổng

105 phút

100 câu

 

 

  1. Thời gian và địa điểm thi

            Thời gian thi: ngày 06/09/2024

            Địa điểm thi: Nhà C - Phòng máy (C202)

Lưu ý:

- Danh sách dự thi của sinh viên: Xem tại đây

- Chi tiết hướng dẫn về các lộ trình học các học phần tiếng Anh

- Sinh viên phải mang theo CCCD và Thẻ sinh viên tạm thời để được vào thi.

- Không sử dụng điện thoại, các thiết bị thu, phát, truyền tin trong suốt quá trình thi

Our website is protected by DMC Firewall!